Những bài văn cười ra nước mắt
Đây là nguyên văn một bài làm của học sinh: "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)
Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.
Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:
- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.
- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.
- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.
Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.
“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Những lời van xin khổ sở
- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.
- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.
Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.
Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:
“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!
Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:
“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.
Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.
Theo Báo Tuổi trẻ
Bạn cảm thấy thế nào khi đọc những đoạn văn này? Văn học sẽ không khó đâu nếu các bạn chịu học và để ý đến nó!
Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.
Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:
- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.
- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.
- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.
Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.
“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.
Những lời van xin khổ sở
- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.
- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.
Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.
Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:
“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!
Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:
“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.
Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.
Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.
Theo Báo Tuổi trẻ
Bạn cảm thấy thế nào khi đọc những đoạn văn này? Văn học sẽ không khó đâu nếu các bạn chịu học và để ý đến nó!